01/11/2024
Với sự xuất hiện mạnh mẽ của công nghệ in 3D trong những năm trở lại đây, in 3D đã dần trở nên quen thuộc và được sử dụng rộng rãi trên mọi lĩnh vực. Ngay cả những người không chuyên vẫn có thể sử dụng công nghệ này. Tuy nhiên, để có thể vận hành và in được mô hình từ máy in 3D một cách dễ dàng, bạn cần nắm rõ những khái niệm và thuật ngữ thông dụng trong in 3D. Hãy cùng 3D Vạn Lộc tìm hiểu 10 thuật ngữ phổ biến trong in 3D mà bạn nên biết qua bài viết sau đây nhé!
In 3D hay công nghệ 3D là phương pháp sản xuất các mô hình 3D bằng phương pháp bồi đắp vật liệu bằng cách xếp chồng các lớp vật liệu theo thiết kế đã được tạo sẵn trên phần mềm máy tính. Thay vì cắt gọt hay đúc khuôn như phương pháp truyền thống, in 3D sẽ tiến hành lặp đi lặp lại quá trình bồi đắp vật liệu qua từng lớp in liên tiếp cho đến khi hoàn thiện sản phẩm.
Máy in 3D là thiết bị được dùng để tạo ra các vật thể 3D bằng cách xếp chồng từng lớp vật liệu. Máy in 3D sử dụng nhiều công nghệ khác nhau như FDM (Fused Deposition Modeling), SLA (Stereolithography), SLS (Selective Laser Sintering), và nhiều loại vật liệu như nhựa, kim loại, gốm, hoặc sinh học, tùy thuộc vào ứng dụng và nhu cầu in. Các dòng máy in 3D phổ biến hiện nay như Ender, Prusa, Formlabs, Elegoo Mars, Anycubic Photon Mono X,...
Vật liệu in 3D là tổng hợp các loại vật liệu được sử dụng trong quá trình in nhằm tạo ra những mô hình 3D. Các loại vật liệu phổ biến có thể kể đến như:
- Nhựa (Plastic): Như PLA, ABS, PETG, là các loại nhựa nhiệt dẻo thường dùng trong in FDM.
- Nhựa Resin (Photopolymer): Sử dụng trong in SLA, loại nhựa này cứng lại khi tiếp xúc với ánh sáng laser hoặc tia UV.
- Kim loại (Metal): Như thép không gỉ, nhôm, titan, thường dùng trong in SLM hoặc DMLS.
- Gốm (Ceramic): Dùng trong các ứng dụng cần độ chịu nhiệt cao và yêu cầu độ độ cứng cáp cao.
Mỗi loại vật liệu có các đặc tính và ứng dụng riêng, phù hợp với từng công nghệ in 3D và mục đích sử dụng khác nhau.
Mô hình 3D là bản thiết kế kỹ thuật số chứa dữ liệu mô tả hình dạng của một số sản phẩm hoặc vật thể được tạo ra bằng phầm mềm CAD (Computer-Aided Design) hoặc bằng phương pháp quét 3D đối tượng thực tế. Mô hình 3D là thành phần quan trọng cung cấp tài nguyên in cần thiết để máy in có thể in sản phẩm theo từng lớp.
Mô hình in 3D có thể ở nhiều định dạng tệp khác nhau, như STL, OBJ, hoặc 3MF, và sẽ được chuyển đổi thành mã G-code (bằng phần mềm slicer) để máy in có thể hiểu và thực hiện in được.
Bàn in hay còn gọi là bề mặt in, mặt phẳng in, nơi các lớp vật liệu được định vị và đắp chồng lên nhau theo từng lớp để tạo ra sản phẩm. Các loại bàn in phổ biến thường làm từ nhôm, thép không gỉ, thủy tinh hoặc vật liệu phủ lớp dính đặc biệt để đảm bảo vật liệu in đặt và bám dính chặt vào bề mặt in.
Một một số dòng máy in, bàn in thường có thể di chuyển lên xuống trong quá trình in, đặc biệt là máy in 3D FDM. Đối với những máy in sử dụng chất liệu nhựa lỏng, bàn in còn dùng để hỗ trợ việc đóng rắn lớp resin trong quá trình in. Do đó, việc vệ sinh và bảo dưỡng bàn in sau mỗi lần in là rất quan trọng để duy trình chất lượng sản phẩm in 3D.
Khổ in được hiểu là kích thước mẫu/vật thể/đối tượng lớn nhất mà máy in có thể in được. Khổ in được đo bằng chiều dài, chiều rộng và chiều cao (thường tính theo đơn vị mm hoặc inch). Ví dụ như 220x220x250 mm.
Khổ in giới hạn kích thước tối đa của một mô hình mà máy in có thể tạo ra trong một lần in. Do đó, nếu mô hình lớn hơn khổ in, người dùng cần chia mô hình đó thành các phần nhỏ và lắp ráp lại sau khi in xong.
Chiều cao lớp in là độ dày của mỗi lớp vật liệu được in ra trong quá trình in 3D. Chiều cao lớp in được đo bằng micromet (µm) hoặc mm. Chiều cao lớp in tiêu chuẩn thường dao động từ 0,05-0,4 mm, tùy thuộc vào độ chi tiết mong muốn và khả năng của máy in.
Cấu trúc hỗ trợ là các kết cấu tạm thời được in cùng với mô hình chính nhằm hỗ trợ các phần nhô ra hoặc các chi tiết phức tạp trong quá trình in. Cấu trúc hỗ trợ có nhiệm vụ giữ cho các phần của mô hình không bị sụp đổ hoặc cong vênh trong quá trình in.
Độ phân giải được dùng để mô tả độ chi tiết và chính xác của mô hình/sản phẩm sau khi in xong. Độ phân giải rong in 3D có thể được đo bằng hai cách: đo chiều cao lớp in hoặc đo độ phân giải XY.
Độ phân giải cao hơn sẽ cho chất lượng sản phẩm in tốt hơn nhưng cũng sẽ mất nhiều thời gian in hơn. Việc lựa chọn máy in có độ phân giải bao nhiêu sẽ phù thuộc vào mục tiêu sử dụng, yêu cầu thẩm mỹ của người dùng.
Độ chính xác đề cập đến mức độ tương xứng giữa kích thước và hình dạng thực tế của mô hình in với mô hình trong thiết kế ban đầu trên phần mềm máy tính. Độ chính xác sẽ phản ánh khả năng của máy in trong việc tạo ra các chi tiết và kích thước đúng yêu cầu.
Độ chính xác có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như chất lượng máy in, loại vật liệu sử dụng, thiết lập máy in (như tốc độ in, nhiệt độ), và cách mô hình được thiết kế. Một số ứng dụng yêu cầu độ chính xác cao như trong y tế, sản xuất linh kiện, và thiết kế sản phẩm.
Xử lý hậu kỳ là công đoạn được tiến hành sau khi kết thúc quá trình in nhằm cải thiện chất lượng và độ hoàn thiện bề mặt, kết cấu của sản phẩm in. Công này xử lý hậu kỳ bao gồm:
- Loại bỏ cấu trúc hỗ trợ: Sử dụng dao hoặc các dụng chụ chuyên dụng để tháo dỡ, loại bỏ các cấu trúc hỗ trợ trên bề mặt mô hình sản phẩm.
- Loại bỏ vật liệu thừa: Đối với một số dòng máy in 3D sử dụng công nghệ in SLA cần loại bỏ resin thừa hoặc SLS cần loại bỏ bột vật liệu thừa trên sản phẩm in.
- Mài, đánh nhám, làm mịn: Sử dụng giấy nhám, máy mài hoặc dung dịch hóa học để làm mịn bề mặt và loại bỏ các dấu vết của lớp in, giúp bề mặt trở nên mịn màng hơn.
- Sơn hoặc đánh bóng: Áp dụng sơn, lớp phủ hoặc các vật liệu hoàn thiện khác để cải thiện thẩm mỹ, bảo vệ bề mặt hoặc tăng cường độ bền.
- Lắp rắp: Nếu mô hình được in thành nhiều phần, bước xử lý hậu kỳ có thể bao gồm việc lắp ráp các phần lại với nhau.
Trên đây là phần đầu tiên của danh sách tổng hợp 10 thuật ngữ cơ bản nhất trong in 3D dành cho người mới bắt đầu. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho quý bạn đọc nhiều thông tin bổ ích về in 3D. Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn, hãy tham khảo 10 thuật ngữ phổ biến trong in 3D - Phần 2 trong kỳ tới đây nhé!
Với nhiều năm hoạt động, 3D VẠN LỘC tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ in 3D theo yêu cầu uy tín, chuyên nghiệp tại Hà Nội. Chúng tôi đã liên kết và hợp tác với nhiều đơn vị sản xuất, doanh nghiệp để thực hiện các đơn hàng, dự án từ nhỏ đến lớn.
Sở hữu hơn 100 máy in với 5 loại công nghệ phổ biến như FDM, SLA, SLS, DLP, in 3D Kim loại cùng 20 loại vật liệu in khác nhau giúp chúng tôi có thể hoàn thiện tất cả mọi đơn hàng từ khách hàng. Đội ngữ nhân viên, kỹ thuật viên chuyên môn cao sẵn sàng tư vấn và đưa ra giải pháp in 3D tiết kiệm và tốt nhất cho khách hàng.
Ngoài ra, không chỉ cung cấp dịch vụ in 3D tại Hà Nội, chúng tôi còn mở rộng cung cấp dịch vụ cho nhiều tỉnh thành trên toàn Việt Nam. Đảm bảo sự nhanh chóng về thời gian, chất lượng đúng yêu cầu và tối ưu về chi phí cho mọi khách hàng.
>>> Xem thêm: Báo giá in 3D cập nhật mới nhất
Cung ứng dịch vụ in 3D theo yêu cầu, dịch vụ scan 3D, các mẫu máy in 3D, máy quét 3D chính hãng, giá rẻ, chất lượng.
Tin tức liên quan
Xem thêmLiên hệ
Hãy để lại liên hệ cho chúng tôi