30/12/2024
Máy in 3D FDM là một trong những công cụ hỗ trợ in 3D phổ biến và được sử dụng nhiều trong lĩnh vực in 3D. FDM có chi phí đầu tư rẻ, cấu tạo đơn giản và dễ dàng vận hành, phù hợp cho cả người mới và các chuyên gia. Tuy vậy, để đảm bảo chất lượng sản phẩm, độ chính xác khi in và tiết kiệm chi phí, đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng, người dùng cũng cần phải chú ý đến cách hiệu chỉnh máy in 3D FDM sao cho chuẩn nhất. Để làm được điều đó, cùng 3D Vạn Lộc tìm hiểu chi tiết qua nội dung bài viết sau đây nhé!
Hiệu chỉnh máy in 3D FDM (Fused Deposition Modeling) trước khi in là một bước quan trọng để đảm bảo chất lượng sản phẩm, độ chính xác về kích thước và tuổi thọ của máy.
Hiệu chỉnh đúng cách giúp máy in tạo ra các sản phẩm với bề mặt mịn màng, chi tiết rõ ràng và giảm thiểu các lỗi như lớp in bị xô lệch, sợi nhựa bị đùn quá mức hoặc thiếu hụt. Việc này đặc biệt quan trọng để tránh các vấn đề như lớp bị xệ xuống hoặc sản phẩm in bị hỏng hoàn toàn do sợi nhựa được đùn ra quá mức trong quá trình in.
Hiệu chỉnh máy in đảm bảo rằng các trục và đầu đùn hoạt động chính xác, giúp sản phẩm in ra có kích thước đúng như thiết kế. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc tạo ra các bộ phận cần lắp ráp hoặc có yêu cầu kỹ thuật cao. Việc hiệu chỉnh đầu đùn và các trục của máy in 3D giúp đảm bảo rằng máy in đang đùn đúng lượng vật liệu và các trục di chuyển chính xác, từ đó đảm bảo kích thước của sản phẩm in.
Hiệu chỉnh bàn in và đầu đùn lớp in đầu tiên bám chắc chắn vào bề mặt, ngăn ngừa hiện tượng cong vênh hoặc tách lớp trong quá trình in. Việc làm sạch bàn in và cân chỉnh đảm bảo độ bám dính của lớp đầu tiên, từ đó cải thiện chất lượng in.
Việc hiệu chỉnh thường xuyên trong mỗi lần in sẽ giúp phát hiện và khắc phục sớm các vấn đề kỹ thuật, giảm thiểu hao mòn và hỏng hóc, từ đó kéo dài tuổi thọ của máy in. Hiệu chuẩn động cơ bước và kiểm tra dây đai giúp máy in hoạt động ổn định và bền bỉ hơn.
Bằng cách hiệu chỉnh máy in, sẽ giúp giảm thiểu lỗi in, từ đó tiết kiệm nguyên liệu và thời gian phải in lại sản phẩm. Việc này cũng giúp tránh các chi phí phát sinh do phải sửa chữa hoặc thay thế các bộ phận bị hỏng.
6. Đảm bảo an toàn khi sử dụng
Hiệu chỉnh máy in giúp đảm bảo các bộ phận hoạt động trơn tru, giảm nguy cơ sự cố kỹ thuật có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng. Việc làm sạch và bảo dưỡng máy in sau mỗi lần sử dụng cũng góp phần đảm bảo an toàn và hiệu quả khi vận hành máy.
Hiệu chỉnh máy in 3D là một bước quan trọng để đảm bảo chất lượng in ấn và độ chính xác của sản phẩm. Dưới đây là các bước cơ bản để hiệu chỉnh máy in 3D mà bạn đọc có thể tham khảo.
Trong in 3D FDM, quá trình in sẽ tiến hành bằng cách đùn các sợi vật liệu đã được nung chảy đầu đùn để in liên tiếp từng lớp một. Do đó, lớp in đầu tiên đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo độ bám dính của sản phẩm lên bàn in. Người dùng có thể cải thiện lớp in đầu tiên bằng cách tinh chỉnh khoảng cách giữa đầu in và bàn in (trục Z). Nếu lớp đầu tiên bị nén hoặc đầu in chạm vào bề mặt in, hãy tăng độ cao bản in trục Z (Z offset). Ngược lại, nếu lớp in đầu tiên không bám dính tốt, hãy giảm Z offset.
Máy in 3D FDM sử dụng động cơ bước để di chuyển các trục và đầu đùn. Việc hiểu chuẩn chỉnh động cơ bước đảm bảo rằng máy in di chuyển chính xác theo các hướng X, Y, Z và đùn đúng lượng vật liệu cho phép. Để hiệu chỉnh động cơ bước, người dùng cần thực hiện các bước sau:
- Kiểm tra dây đai: Đảm bảo rằng dây đai trên các trục X và Y được thắt chặt đúng cách để tránh sai lệch trong quá trình in.
- Hiệu chỉnh đầu đùn: Sử dụng các lệnh G-code để kiểm tra và điều chỉnh số bước mà động cơ đùn để đùn một milimet sợi nhựa. Bước này có thể được thực hiện bằng cách đo lượng sợi nhựa được đùn ra và so sánh với giá trị mong muốn, sau đó điều chỉnh giá trị bước trên mỗi đơn vị tương ứng (steps per unit).
- Hiệu chuẩn các trục: Khi in một mô hình với kích thước đã biết hoặc đo các kích thước thực tế và so sánh với kích thước dự kiến. Dựa trên sự chênh lệch này để điều chỉnh số bước trên mỗi đơn vị cho các trục X, Y và Z để đảm bảo độ chính xác.
Mỗi loại sợi nhựa có đặc tính, cấu tạo và nhiệt độ nóng chảy riêng, do đó việc tinh chỉnh cài đặt là cần thiết:
- Đo đường kính sợi nhựa: Sử dụng thước cặp để đo đường kính sợi nhựa tại nhiều điểm khác nhau, lấy giá trị trung bình và nhập vào phần mềm slicer để đảm bảo lượng đùn chính xác.
- Xác định nhiệt độ in phù hợp: Lập một "tháp nhiệt độ" với các mức nhiệt độ khác nhau để xác định nhiệt độ tối ưu cho sợi nhựa, giúp cải thiện chất lượng in.
Phần mềm cắt lớp (slicer) chuyển đổi mô hình 3D thành các lệnh G-code cho máy in. Việc cấu hình đúng phần mềm này là quan trọng để đảm bảo máy in hoạt động hiệu quả. Bạn cần thiết lập các thông số như tốc độ in, nhiệt độ đầu in, nhiệt độ bàn in và các cài đặt khác phù hợp với loại sợi nhựa và máy in cụ thể.
Dung sai là mức độ sai lệch cho phép giữa kích thước thiết kế và kích thước thực tế của sản phẩm in. Để kiểm tra và cải thiện dung sai, hãy bắt đầu bằng việc hiệu chỉnh đúng máy in và bộ đùn của nó. Sử dụng các công cụ và phương pháp kiểm tra để đảm bảo sản phẩm in đạt độ chính xác cao nhất.
3D Vạn Lộc là một đơn vị uy tín trên toàn quốc, chuyên cung cấp dịch vụ in 3D theo yêu cầu với chất lượng cao và giá cả cạnh tranh. Với hơn 100 máy in 3D hiện đại, chúng tôi áp dụng các công nghệ tiên tiến như FDM, SLA, SLS và in kim loại, đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng.
3D Vạn Lộc cam kết cung cấp dịch vụ in 3D với giá thành phải chăng, nhờ vào việc tối ưu hóa công nghệ và quy trình sản xuất. Chúng tôi đảm bảo chất lượng sản phẩm cao, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của khách hàng.
Với đội ngũ nhân viên trẻ trung, năng động và được đào tạo bài bản, 3D Vạn Lộc sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu in 3D của khách hàng, từ các dự án nhỏ lẻ đến các đơn hàng quy mô lớn, đảm bảo sự hài lòng và tin tưởng từ phía khách hàng. Quý khách có thể tham khảo thêm mức giá tại: Báo giá dịch vụ in 3D
Cung ứng dịch vụ in 3D theo yêu cầu, dịch vụ scan 3D, các mẫu máy in 3D, máy quét 3D chính hãng, giá rẻ, chất lượng.
Tin tức liên quan
Xem thêmLiên hệ
Hãy để lại liên hệ cho chúng tôi