Danh mục tin tức

Danh mục tin tức

Bỏ túi 10 thuật ngữ phổ biến trong in 3D - Phần 2

02/11/2024

Ở phần 1, chúng ta đã tìm hiểu về 10 thuật ngữ phổ biến trong in 3D bao gồm: Máy in 3D, Vật liệu in 3D, Mô hình 3D, Bàn in, Khổ in, Chiều cao lớp in, Cấu trúc hỗ trợ, Độ phân giải, Độ chính xác và Xử lý hậu kỳ. Tiếp nối chuyên mục này, bài viết dưới dây sẽ cung cấp đến bạn 10 thuật ngữ quan trọng mà bạn nên nắm rõ. Hãy cùng 3D Vạn tìm hiểu về danh sách 10 thuật ngữ phổ biến trong in 3D Phần 3 ngay sau đây nhé!

>>> Bạn có thể xem lại Phần 1 tại: Bỏ túi 10 thuật ngữ phổ biến trong in 3D - Phần 1

Tổng hợp 10 thuật ngữ phổ biến trong in 3D mà bạn nên biết

1. Sản xuất bồi đắp (AM - Additive Manufacturing): FDM, SLA, SLS, DLP, LCD...

Sản xuất bồi đắp hay còn được gọi với cách khác như sản xuất kỹ thuật số, tạo mẫu nhanh (tên anh là Additive Manufacturing - AM). Đây là một quy cách sản xuất kết nối các vật liệu lại với nhau để tạo thành một vật thể hoàn chỉnh bằng cách xây dựng từng lớp. AM sử dụng các công nghệ phổ biến như:

- FDM (Fused Deposition Modeling) - Mô hình lắng động hợp chất: Phương pháp in 3D sử dụng sợi nhựa nhiệt dẻo thông qua đầu đùn được nung nóng để in từng lớp vật liệu.

- SLA (Stereolithography) - Kỹ thuật in lập thể: Phương pháp in 3D sử dụng nguyên lý hóa cứng từng lớp vật liệu resin lỏng bằng ánh sáng UV (laser).

- SLS (Selective Laser Sintering) - Thiêu kết laser chọn lọc: Kỹ thuật in 3D sử dụng tia laser năng lượng cao để thiêu kết các vật liệu polymer dạng bột theo từng lớp.

- DLP (Digital Light Processing): Kỹ thuật in 3D sử dụng nguồn sáng phát ra từ máy chiếu để làm đông cứng toàn bộ lớp vật liệu cảm quang.

- LCD (Liquid Crystal Display): Kỹ thuật in 3D tương tự DLP, tuy nhiên thay vì sử dụng máy chiếu, LCD sử dụng màn hình LCD chứa UV là nguồn sáng

2. CAD (Computer-Aided Design)

CAD là một phương pháp thiết kế và tạo dựng bản vẽ kỹ thuật số Cho đối tượng cần in bằng phần mềm máy tính. Phần mềm CAD có thể tạo ra bản vẽ 2D và 3D. CAD là bước đầu tiên và quan trọng để người dùng có thể thiết kế, chỉnh sử và xem trước mô hình trước khi tiến hành in. Các phần mềm CAD phổ biến trong in 3D như AutoCAD, SolidWorks, Fusion 360, và TinkerCAD.

10 thuật ngữ phổ biến trong in 3D

 Phần mềm CAD giúp thiết kế và tạo dựng bản vẽ mô hình 3D kỹ thuật số trên mát tính

3. Tệp STL & OBJ

Tệp STL và OBJ trong in 3D đề cập tới các dịnh dạng tệp kỹ thuật số được sử dụng để lưu trữ và chuyển gia mô hình 3D cho quá trình in. Trong đó:

- Tệp STL (Standard Tessellation Language): Dạng tệp được dùng phổ biến, chứa thông tin về hình học của đối tượng. Bề mặt mô hình 3D được biểu diễn dưới dạng lưới các hình tam giác đơn sắc, dễ dàng chuyển đổi thành mã G-code cho máy in.

- Tệp OBJ (Wavefront Object File Format): Tương tự như tệp STL, tệp OBJ được lưu trữ và biểu diễn bề mặt  mô hình 3D bằng lưới các hình tam giác. Tuy nhiên, tệp OBJ có chứa dữ liệu về màu sắc và thể hiện được các mô hình phức tạp. Nhưng dung lượng có thể nặng hơn và đòi hỏi phần mềm hỗ trợ phù hợp.

10 thuật ngữ phổ biến trong in 3D

 Mô hình 3D được định dạng dưới dạng tệp STL hoặc OBJ

4. Phần mềm cắt lớp (Slicer)

Phần mềm chuyên dụng dùng để chuyển đổi mô hình 3D thành các lớp và mã G-code, giúp máy in 3D có thể hiểu và hoạt động chính xác. Slicer chia mô hình thành từng lớp (slice) và tạo đường đi cho đầu in, tối ưu hóa quy trình in 3D bằng cách thiết lập các tham số và xuất ở dạng G-code để đảm bảo sản phẩm được in chính xác và hiệu quả. Slicer còn tự động tạo các cấu trúc hỗ trợ cho các phần nhô ra hoặc chi tiết phức tạp nếu cần. Một số phần mềm slicer phổ biến trong in 3D bao gồm Cura, PrusaSlicer, Simplify3D, và ChiTuBox. 

5. G-code

G-code trong in 3D là một loại mã lập trình điều khiển máy in 3D để thực hiện các thao tác in. G-code chứa các lệnh chi tiết về vị trí, tốc độ in, nhiệt độ in, lưu lượng in và các thông số kỹ thuật trước khi in khác. Các mã G-code được tạo tự động từ phần mềm slicer, dựa trên mô hình 3D được định dạng tệp STL hoặc OBJ. G-code sẽ được nạp vào máy in thông qua USB hoặc kết nối trực tiếp từ máy tính. Sau đó, máy in 3D sẽ đọc và thực hiện các lệnh trong G-code để in ra sản phẩm hoàn chỉnh. Một số phần mềm slicer phổ biến trong in 3D bao gồm Cura, PrusaSlicer, Simplify3D, và ChiTuBox.

10 thuật ngữ phổ biến trong in 3D

G-code chứa các lệnh giúp máy in hiểu và hoạt động theo quy trình (Nguồn ảnh: Simplify3d)

6. Lớp in (Layer)

Là các lớp vật liệu mỏng được xếp chồng lên nhau sau mỗi lần in để thành một mô hình 3D dạng vật lý hoàn chỉnh. Mỗi lớp in là một phần nhỏ của mô hình. Quá trình in 3D sẽ xây dựng mô hình từ dưới lên và từng lớp một. Độ dày của lớp in (layer height) được đo bằng mm hoặc micromet. Chiều cao càng mỏng, sản phẩm in càng chi tiết và mịn nhưng in lâu. Độ kết dính giữa các lớp in ảnh hưởng đến độ bền của sản phẩm. Lớp in càng mỏng, bề mặt mô hình càng mịn.

7. Cân bằng bàn in (Bed Leveling)

Cân bằng bàn in là quá trình điều chỉnh độ phẳng và vị trí của bàn in nhằm đảm bảo khoảng cách đều và chính xác giữa bàn in và đầu phun trên toàn bộ bề mặt. Việc cân bằng bàn in là rất quan trọng để lớp in đầu tiên bám chặt vào bàn in, tránh các lỗi như cong vênh, xê dịch, hoặc mất độ chính xác trong quá trình in. Người có thể cân bằng bàn in bầng hai cách. 

- Cân bằng thủ công: Người dùng tự điều chỉnh các vít hoặc núm xoay ở các góc của bàn in để đạt khoảng cách phù hợp.

- Cân bằng tự động: Nhiều máy in 3D hiện đại có tính năng cân bằng tự động, sử dụng các cảm biến để đo khoảng cách giữa đầu phun và bàn in ở nhiều điểm.

Nếu khoảng cách giữa bàn in và đầu phun không đều, lớp in đầu tiên có thể không dính tốt vào bàn in, dẫn đến việc bản in bị dịch chuyển hoặc cong vênh. Bàn in không phẳng có thể làm cho sản phẩm bị lỗi hoặc mất chi tiết, đặc biệt ở các lớp đầu tiên, dẫn đến chất lượng bản in thấp. Bàn in được cân bằng tốt giúp các lớp in xếp chồng đều lên nhau, nâng cao độ chính xác và độ bền của sản phẩm cuối cùng.

8. Mật độ lấp đầy (Infill)

Mật độ lấp đầy hay cấu trúc bên trong là khái niệm ám chỉ phần cấu trúc bên trong của mô hình in 3D được đo bằng % lấp đầy từ 0% đến 100%. Mật độ cấu trúc lấp đầy xác định mức độ đặc hoặc rỗng của sản phẩm, ảnh hưởng đến độ bền, trọng lượng, và thời gian in của mô hình. Thay vì in đặc hoàn toàn, hầu hết các mô hình 3D sử dụng một cấu trúc infill bên trong để tiết kiệm vật liệu và thời gian in mà vẫn đảm bảo độ bền cần thiết. Phần mềm slicer thường cho phép lựa chọn các mẫu infill khác nhau như dạng tổ ong (honeycomb), tam giác (triangular), lưới (grid), hoặc zigzag, cubic, gyroid... 

10 thuật ngữ phổ biến trong in 3D

Mật độ lấp đầy xác định mức độ đặc hoặc rỗng của mô hình 

9. Độ rút (Retraction) 

Độ rút hay thu hồi sợi nhựa là thuật ngữ được dùng trong các máy in FDM. Đây là quá trình mà đầu in kéo ngược sợi nhựa (filament) vào bên trong đầu phun một khoảng nhất định trong các giai đoạn không in, nhằm ngăn chặn hiện tượng chảy nhựa không mong muốn (oozing) và tạo ra các sợi mỏng (stringing) giữa các phần của mô hình. Độ rút được điều chỉnh bởi khoảng cách rút và tốc độ rút.

10. Buồng in (Enclosure)

Buồng in là không gian bao quanh máy in 3D hoặc khu vực in để duy trì điều kiện môi trường ổn định bên trong và xung quanh máy in 3D trong quá trình in. Buồng in giúp kiểm soát nhiệt độ và ngăn các yếu tố bên ngoài làm ảnh hưởng đến chất lượng của bản in.

Hầu hết các máy in FDM không cần đến buồng in, tuy nhiên đối với một số chất liệu có mùi như ABS, ASA thì nên sử dụng buồn in để hạn chế mùi và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Trong khi đó, các máy in 3D Resin như SLA, DLP, LCD đa số cần có buồng in để đựng nhựa lỏng và ngăn chặn ánh sáng bên ngoài môi trường ảnh hưởng đến quá trình chiếu sáng của máy in 3D.

10 thuật ngữ phổ biến trong in 3D

Buồng in giúp kiểm soát môi trường bên trong và xung quanh máy in

>>> Xem thêm: Dịch vụ in 3D tại Hồ Chí Minh

Tổng kết

Trên đây là tổng 10 thuật ngữ phổ biến trong in 3D phần 2 đã được 3D Vạn Lộc tổng hợp và giải thích đơn giản, dễ hiểu nhất. Hy vọng với nội dung trên, quý bạn đọc sẽ có thêm nhiều kiến thức và thông tin bổ ích. Việc nắm rõ các thuật ngữ quan trọng trong in 3D sẽ giúp người dùng dễ dàng sử dụng máy in 3D và tối ưu hóa chất lượng sản để cho ra những sản phẩm 3D đạt yêu cầu.

Nếu quý khách có nhu cầu sử dịch vụ in 3D theo yêu cầu tại TP Hồ Chí Minh, Hà Nội hoặc các tỉnh thành trên toàn quốc, có thể tìm đến chúng tôi. 3D Vạn Lộc là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ in 3D chuyên nghiệp giá rẻ, nhanh chóng và tiện lợi. Với đội ngũ kỹ thuật viên có chuyên môn, dàn máy in 3D công suất cao sử dụng tới các công nghệ FDM, SLA, SLS, kim loại và đa dạng vật liệu có thể đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

 >>> Xem thêm: Báo giá in 3D tại 3D Vạn Lộc

3D Vạn Lộc

Cung ứng dịch vụ in 3D theo yêu cầu, dịch vụ scan 3D, các mẫu máy in 3D, máy quét 3D chính hãng, giá rẻ, chất lượng.